Bát quái (chữ Hán: 八卦, bính âm: Bagua; Wade-Giles: pakua; Peh-oe-ji: pat-Koa, nghĩa là “tám biểu tượng”) là 8 quẻ[1] được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo như là đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ, được xem như là một chuỗi tám khái niệm có liên quan với nhau. Mỗi quẻ gồm ba hàng, mỗi hàng là nét rời (hào âm) hoặc nét liền (hào dương), tương ứng đại diện cho âm hoặc dương.

Bát quái có liên quan đến triết học thái cực và ngũ hành.[2] Các mối quan hệ giữa các quẻ được thể hiện trong hai đồ hình là Tiên Thiên Bát Quái (先天 八卦)[3] hay còn gọi là Phục Hy bát quái (伏羲 八卦), và Hậu Thiên Bát Quái (後天 八卦)[3] hay còn gọi là Văn Vương bát quái. Bát quái được ứng dụng trong thiên văn họcchiêm tinh họcđịa lýphong thủygiải phẫu họcgia đình, và những lĩnh vực khác.[4][5]

Kinh Dịch của Trung Quốc cổ đại có 64 quẻ được tạo ra từ cách bắt cặp 8 quẻ của bát quái, và có những lời bình giải cho từng quẻ này.

八卦 Bát Quái
乾 Càn
兌 Đoài
離 Ly
震 Chấn
巽 Tốn
坎 Khảm
艮 Cấn
坤 Khôn
Thiên/TrờiTrạch/Đầm/HồHỏa/LửaLôi/SấmPhong/GióThủy/NướcSơn/NúiĐịa/Đất
天 Tiān澤(泽) Zé火 Huǒ雷 Léi風(风) Fēng水 Shuǐ山 Shān地 Dì

Nguồn gốc

sơ đồ hình thành bát quái

Bát quái có thể hình thành từ 2 nguồn. Đầu tiên là từ triết lý âm dương. Những mối tương quan trong triết lý này được cho là của Phục Hy, như sau:

無極生有極、有極是太極、
太極生兩儀、即陰陽;
兩儀生四象: 即少陰、太陰、少陽、太陽、
四象演八卦、八八六十四卦

Vô cực sanh hữu cực, hữu cực thị thái cực;
Thái Cực sanh lưỡng nghi, tức âm dương;
Lưỡng nghi sanh tứ tượng: tức thiếu âm, thái âm, thiếu dương, thái dương;
Tứ tượng diễn bát quái, bát bát lục thập tứ quái.

Nguồn thứ 2 là từ Văn Vương nhà Chu: “Khi thế giới bắt đầu, đã có trời và đất. Trời phối hợp với đất sinh ra tất cả mọi thứ trong thế giới. Trời là quẻ Càn và đất là Khôn. Sáu quẻ còn lại là con trai và con gái của họ.”

Bát quái có liên quan đến ngũ hành, được các nhà phong thủy và y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng. Ngũ hành gồm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Quái khảm (nước) và quái ly (lửa) tương ứng trực tiếp với hành thủy và hành hỏa. Hành thổ tương ứng với quái Khôn (địa) và Cấn (núi). Hành mộc tương ứng với quái Tốn (gió) và Chấn (sấm). Hành kim tương ứng với quái càn (trời) và đoài (đầm).

Có tất cả tám bát quái (八卦):

Hình bát quáiGiá trị nhị phânTênÝ nghĩa: Wilhelm[6]Hình ảnh trong tự nhiên (pp.l-li)Phương hướng(p. 269)Mối quan hệ gia đình (p. 274)Bộ phận cơ thể (p. 274)Tính chất (p. 273)Giai đoạn/Trạng thái (pp.l-li)Linh vật (p. 273)
1111
Càn
sáng tạothiên (trời)
tây bắcchađầucứng, mạnh, khỏesáng tạo
mã (ngựa)
2110
Đoài
vui sướngtrạch (đầm, hồ)
tâycon gái thứ bamiệngdễ chịuthanh bình
dương (con dê)
3101
Ly
bám lấyhỏa (lửa)
namcon gái thứ haimắtsoi sáng, sự phụ thuộcbám lấy, sự rõ ràng, thích nghi
trĩ (con chim trĩ)
4100
Chấn
khơi dậylôi (sấm sét)
đôngcon trai trưởngchândịch chuyển có tác độngkhởi đầu
Long (rồng)
5011
Tốn
dịu dàngphong (gió)
đông namcon gái trưởngbắp đùithông suốt (hiểu rõ)sự len vào một cách dễ chịu
kê (con gà)
6010
Khảm
không đáythủy (nước)
bắccon trai thứ haitainguy hiểmđang chuyển động
thỉ (con heo)
7001
Cấn
vững chắcsơn (núi)
đông bắccon trai thứ bataythư giãn, đứng vữnghoàn thành
cẩu (con chó)
8000
Khôn
tiếp thuđịa (đất)
tây nammẹbụnghết lòng (tận tụy), dễ tínhdễ tiếp thu
ngưu (con trâu)