HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

1. Lịch sử:

  • Âm dương là một cặp phạm trù trọng yếu của triết học cổ đại. Khái niệm về âm dương có từ rất sớm, nhưng viết thành sách “ Hoàng đế nội kinh “ là ở giữa thời Chiến quốc – Tần Hán, kết hợp học thuyết âm dương với y học để hình thành học thuyết âm dương trong y học.

2. Khái niệm cơ bản của âm dương

  • Âm dương phải được xem xét trong một thể thống nhất, đối lập và liên hệ với nhau. Ví như trời – đất, trời ở trên là dương, đất ở dưới là âm, nếu không có trời thì cũng không có đất.
  • Phương pháp phân thuộc tính âm dương:
    • Dương: trên, ngoài, sáng, mùa xuân hạ, ôn nhiệt, can táo, nhẹ, thượng thăng, động, hưng phấn.
    • Âm: dưới, trong, tối, mùa thu đông, hàn lương, thấp nhuận, nặng, hạ giáng, tĩnh, ức chế.

3. Quy luật cơ bản của học thuyết âm dương

  • Âm dương đối lập

    • Hai mặt âm dương của sự vật – hiện tượng trong giới tự nhiên về tính chất là hoàn toàn tương phản.- Ví dụ: Như là trời đất, trong ngoài, động tĩnh… cho thấy âm dương là tương hỗ đối lập, không thể phân cách được, tồn tại phổ biến trong các sự vật hiện tượng.
  • Âm dương hỗ căn

    • Hai mặt âm dương là tương hỗ đối lập, là tương hỗ tồn tại, bất kỳ một sự vật hiện tượng nào đó đều không thể tách khỏi sự vật hiện tượng khác để độc lập tồn tại, vì tồn tại trong phương diện này lại là tiền đề cho tồn tại của phương diện khác.
    • Ví như nóng là dương, lạnh là âm, không có nóng thì không có lạnh.
  • Âm dương tiêu trưởng

    • Âm dương không phải là trạng thái tĩnh tại mà là trạng thái vận động biên hoá: “âm tiêu dương trưởng, hoặc “ dương tiêu âm trưởng”, trong một hạn độ – thời gian nhất định luôn duy trì động thái bình hằng tương đối.
  • Âm dương chuyển hoá

    • Âm dương đối lập trong một điều kiện nhất định có thể tương hỗ chuyển hoá: âm chuyển thành dương, dương chuyển thành âm.
    • Âm dương phát triển đến  một trình độ nhất định nhất định nào đó, YHCT gọi là “ cực “

4. Ứng dụng học thuyết âm dương trong y học

  • Về cấu tạo tổ chức cơ thể

    • Dương: biểu, trên, lưng, mặt ngoài tứ chi, bì mao, lục phủ, kinh dương ở chân và tay, khí.
    •  

      Âm: lý, dưới, bụng, mặt trong tứ chi, cân cốt, ngũ tạng, kinh âm ở tay và chân.

Trong các phần đó lại có thể phân chia nhỏ nữa. Ví như ngũ tạng, tâm phế ở trên thuộc dương, can tỳ thận ở dưới thuộc âm. Mỗi tạng lại có thể phân nhỏ nữa: tâm có tâm  âm , tâm dương…

  • Về thay đổi bệnh lý

    •  Khái quát nhân tố gây bệnh: nhân tố gây bệnh phân thành 2 loại lớn là âm tà và dương tà. Ví như trong lục dâm gây bệnh thì phong, nhiệt, thử, táo thuộc về dương tà; hàn, thấp thuộc về âm tà.
    •  

      Khái quát quy luật diễn biến bệnh: trạng thái sinh lý  là kết quả của âm dương duy trì được động thái cân bằng. Nếu quá trình đó bị phá vỡ sẽ xuất hiện biến hoá thiên thịnh thiên suy, tức là phát sinh bệnh tật.

      •  

        Âm dương thiên thịnh: tức là âm thịnh hoặc dương thịnh.

      •  

        Dương thịnh gây chứng thực nhiệt: sốt cao, khát, ra mồ hôi, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

      •  

        Âm thịnh gây chứng thực hàn: chân tay lạnh, đau bụng, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm.

        Cả hai loại trên đều do tà khí thịnh gây nên, phần lớn là thực chứng.

      •  

        Âm dương thiên suy:

        •  

          Dương hư là dương khí của cơ thể hư yếu (chứng hư hàn): sắc mặt trắng, sợ lạnh, chân tay lạnh, tự ra mồ hôi, mạch vi.

        •  

          Âm hư là âm dịch của cơ thể không đầy đủ (chứng hư nhiệt): sốt từng cơn, ra mồ hôi trộm, lòng bàn chân tay nóng, miệng lưỡi khô, mạch vi sác.

        •  

          Âm dương cùng tổn thương: do ở âm dương hỗ căn, vì thế khi một trong hai mặt bị hư thì cũng kéo theo phần kia bất túc. Dương hư đến một trình độ nào đấy, không thể hoá sinh âm dịch sinh ra âm hư; đồng thời âm hư đến trình độ nào đó, không hoá sinh dương khí sinh ra dương hư. Cuối cùng gây nên trạng thái bệnh lý âm dương lưỡng hư.

        •  

          Âm dương ly tán: dựa trên nguyên lý âm dương hỗ căn, khi một mặt hao tổn đến cực điểm mà tiêu mất thì mặt kia cũng theo đó mà tiêu vong.

        •  

          Vong âm gây dương thoát, vong dương gây nên âm kiệt: đều gây nên âm dương ly quyết.

  • Về chẩn đoán bệnh tật

    • Quy nạp các thuộc tính  triệu chứng bệnh tật:
      • Chứng thuộc dương: sắc sáng, thanh âm to rõ, tiếng thở thô, phát sốt, miệng khát, tiện bí, mạch phù sác.
      • Chứng thuộc âm: sắc tối, thanh âm thấp bé, tiếng thở vô lực, sợ lạnh, miệng không khát, tiện lỏng, mạch trầm trì.
    • Là tổng cương phân loại biện chứng:
      • Dương chứng: biểu- nhiệt- thực. Âm chứng:  lý- hàn- hư.
  • Về điều trị bệnh

    • Xác định nguyên tắc điều trị
      • Nguyên tắc điều trị âm dương thiên thắng:
        • Dương thắng thì âm bệnh: dương nhiệt thịnh làm hao tổn âm dịch, thuộc thực nhiệt chứng, điều trị dùng thuốc hàn lương để chế dương thịnh.
        • Âm thắng thì dương bệnh: âm  hàn thịnh làm tổn thương dương khí, thuộc thực hàn chứng, điều trị dùng thuốc ôn nhiệt để chế âm hàn thịnh.
        • Nguyên tắc điều trị âm dương thiên suy:
        • Âm hư không chế được dương gây chứng hư nhiệt, nói chung không nên dùng thuốc hàn lương để trị  hư nhiệt mà nên dùng pháp tư âm tráng thuỷ để ức chế dương cang hoả thịnh.
        • Dương hư không chế âm gây nên chứng hư hàn, không nên dùng thuốc cay nóng phát tán để tán âm hàn mà dùng pháp trợ dương ích hoả để trừ âm hàn.

Tóm lại, nguyên tắc điều trị cơ bản là: hư bổ thực tả.

  • Quy nạp tính năng dược vật

    • Dược tính (tứ khí): hàn, nhiệt, ôn, lương. Trong đó hàn lương thuộc âm, ôn nhiệt thuộc dương. Điều trị nhiệt chứng thường dùng thuốc hàn lương, điều trị hàn chứng thường dùng thuốc ôn nhiệt.
    • Ngũ vị: chua, cay, ngọt, đắng, mặn. Trong đó cay, ngọt, mặn thuộc dương; chua, đắng thuộc âm.
    • Thăng giáng phù trầm: thăng phù thuộc dương (thuốc có tính lên trên ra ngoài; có tác dụng thăng dương, ra mồ hôi, khứ phong tán hàn, khai khiếu…). Trầm giáng thuộc âm (thuốc có tính xuống dưới vào trong; có tác dụng tả hạ, thanh nhiệt, lợi niệu, trọng chấn an thần, bình can tức phong, tiêu đạo, giáng nghịch, thu liễm…).