Ngũ gia bì nổi tiếng là dược liệu có đa tác dụng, nhất là trong điều trị thấp khớp, yếu sinh lý, thận âm hư,… Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây!

Ngũ gia bì là gì?

  • Tên gọi khác là thích gia bì, hay xuyên gia bì
  • Tên khoa học là Araliaceae.
    • Tên gọi của loại cây này bắt nguồn từ đặc điểm và hình dạng của nó, cây có tới 5 lá to mọc chụm vào nhau.

Loại cây này được xếp vào loại thực vật thân nhỏ, khi sinh trưởng cây sẽ có chiều cao lên tới 2m.

  • Thân có rất nhiều gai, lá mọc so le từng chùm, mỗi chùm gồm 3-5 lá.
  • Lá ngũ gia bì có hình thuôn dài, đầu nhọn, mỏng.
  • Hoa có màu xanh, nhỏ, thường nở rộ vào đầu hạ.
  • Quả có hình cầu, đường kính khoảng 3mm, khi chín có màu đen.
  • Rễ cây ngũ gia bì là bộ phận được sử dụng.

Các loại ngũ gia bì:

  • Ngũ gia bì gai là giống cây mọc bụi, phần mép lá có xuất hiện rất nhiều gai.
  • Ngũ gia bì cẩm thạch là giống cây thuộc họ nhà ngũ bì, phần lá có màu sắc lạ, được mọi người ưa chuộng bày biện trong nhà ở, phòng khách.
  • Ngũ gia bì hương hay còn có tên gọi khác là tế trụ gia bì. Đây là loại thực vật mọc bụi, có chiều cao lên tới vài mét.

Tác dụng của ngũ gia bì:

  • Cây đuổi muỗi: Công dụng gia xua đuổi muỗi của cây đã được ghi nhận. Thực tế, nhiều người dân sinh sống ở khu vực ẩm thấp thường rất hay trồng ngũ gia bì trong khuôn viên nhà mình để vừa làm cảnh, vừa trừ muỗi hiệu quả.

  • Cây ngũ gia bì để bàn phong thủy:
    • Loại thực vật rất dễ trồng, cây sinh trưởng phát triển xanh tốt quanh năm mà không tốn quá nhiều công chăm bón.
    • Giúp chủ nhân ổn định tài vận, phát triển sự nghiệp và giữ được tài lộc.
    • Đặc biệt, trong ngũ hành, loại cây này còn rất hợp với người mệnh mộc,
      • Trồng một chậu trong nhà, người mệnh mộc sẽ giữ được tài khí và mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.
    • Mỗi lá của ngũ gia bì tượng trưng cho 5 yếu tố trong ngũ hành tương sinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
  • Ngũ Gia Bì chữa bệnh gì?
    • Trong đông y, là vị thuốc quan trong trong các bài thuốc chữa đau xương khớp. có tác dụng mạnh gân cường cốt, trừ thấp, đẩy lùi cơn đau nhức, còn có khả năng trị chứng cơ bắp yếu ở trên, kháng viêm, hạ sốt và giảm đau cực tốt.
    • Tác dụng an thần: Loại cây này có tác dụng điều tiết sự cân bằng giữa sự ức chế và hưng phấn của trung khu thần kinh.
    • Chống suy nhược cơ thể: Tác dụng chống mệt mỏi, suy nhược cơ thể của ngũ gia bì được ví như nhân sâm.
    • Nâng cao hệ miễn dịch:  Hoạt chất trong ngũ gia bì có khả năng thúc đẩy quá trình hình thành kháng thể, điều chỉnh miễn dịch, kháng tế bào ung thư và virus.
  • Ăn ngũ gia bì được không? 
    • Bộ phận sở hữu nhiều công dụng nhất của cây đó chính là phần rễ và vỏ thân
    • Với những cây sinh trưởng tốt, người ta thường dùng lá của nó để canh tôm và canh cá.
    • Lá cây khi cho vào canh cá hoặc canh tôm sẽ có vị hơi đắng đắng, nhưng không quá gắt
    • Ngoài ra, người dân Quảng Nam còn sử dụng loại lá này để cuốn gỏi, mang lại hương vị mới lạ cho món ăn.

Dưới đây là tác dụng và cách dụng của cây Ngũ Gia Bì trong thiên nhiên và đời sống quanh ta. Cảm ơn các bạn đã xem, nếu có ý kiến hoặc thắc mắc xin vui lòng liên hệ Fanpage của chúng tôi.