Thuốc bắc trong dưỡng sinh tăng cường sức khỏe là các phương pháp điều trị bệnh hiện thời, ngoài tây y, chữa mẹo dân gian còn có điều trị bằng y học cổ truyền (Đông y). Các bài thuốc này giúp đem lại hiệu quả toàn diện và thường lành tính, không có tác dụng phụ. Các vị thuốc bắc có những công dụng riêng nhất định. Tuy nhiên khi kết hợp với nhau theo liều lượng phù hợp, có thể giúp tăng cường dược tính tối đa.

MẬT ONG

nhung-loai-thuoc-bac-trong-duong-sinh-tang-cuong-suc-khoe-phan

Tính vị quy tinh:

  • Tính bình, vị ngọt, quy về kinh phổi, tỳ, đại tràng.

Vài nét về mật ong:

  • Mật ong chính là thứ mật đặc sệt màu sáng, trắng hoặc vàng hoặc hơi có màu da cam, nếu để lâu trong môi trường lạnh thì sẽ kế tinh thành hạt.
  • Mật ong giàu đường gluco, đường trái cây, có thế hấp thụ trực tiếp, có axit hữu cơ, dầu bay hơi, men cái và nhiều vitamin, nguyên tố vi lượng.

Công hiệu chữa trị:

  • Bổ trung hoãn cấp, nhuận phổi trị ho, giải độc, thông tiện.
  • Dùng chữa trị các chứng bệnh đau bụng, biếng ăn do tỳ vị hư hàn gây nên.
  • Dùng chữa trị các chứng phổi hư ho khan ho rát hoặc hong miệng khô.
  • Dùng chữa trị ruột khô nóng gây táo bón.
  • Dùng chữa trị các chứng viêm trĩ, thủy hỏa tổn thương
  • Có thể giải độc các thứ thảo dượ ô đầu, đồng thời có thể điều hòa tính chất thảo dược.

Điều chú ý:

  • Mật ong dễ cất giấu bảo quản lạnh, tránh để nơi ẩm mốc, không nên đựng trong đồ kim khí.
  • Mật ong bổ dưỡng ngậy, rất hiệu quả hỗ trợ trễ khí, ấm thấp ngừa đầy hơi, người bị thấp nhiệt ứ đờm, đại tiện lỏng đau bụng ỉa chảy không nên dùng.

 

KHOAI MÀI

nhung-loai-thuoc-bac-trong-duong-sinh-tang-cuong-suc-khoe

Tính vị quy tinh:

  • Tính bình, vị ngọt, quy về kinh tỳ, kinh phổi, kinh thận.

Vài nét về khoai mài:

  • Phần dùng làm thuốc là phần củ nằm sâu bên trong đất, đào vào sau tiết sương giáng.
  • Củ khoai mài đào về bạo bỏ vỏ cắt hai đầu mẩu rửa sạch thái nhát, phơi khô, gọi là khoai mài tươi ( cách gọi theo đông y : hoài sơn, có khi gọi là sơn dược ), hoặc trộn trấu mạch sao lên rồi sàng bỏ vỏ trấu cho màu trắng ngà, gọi là hoài sơn sao.
  • Hoài sơn tươi bổ âm sinh dịch, khỏe tỳ trị ỉa chảy mất nước.

Công hiệu chữa trị:

  • Ích khí dưỡng âm, bổ tỳ phổi thận.
  • Dùng hoài sơn chữa trị các chứng bệnh như:
    • Ăn ít
    • Mệt mỏi thiếu lực
    • Đại tiện lỏng
    • Phụ nữ ra khí hư do tỳ vị hư nhược gây nên
  • Dùng chữa trị các triệu chứng:
    • Ho hen thiếu hơi, không đờm hoặc đờm ít lại bết dính
    • Đàn ông đi tinh
    • Đàn bà khí hư loãng do phổi thận hư nhược dẫn đến
  • Dùng chữa trị :
    • Bệnh thận âm hư đau mỏi lưng
    • Chóng mặt hoa mắt ra mồ hôi trộm

Điều chú ý:

Hoài sơn trợ thấp, người mà trong người tích trệ hoặc sốt cao không nên uống riêng hoài sơn mà nên phối trộn các thứ thảo dược khác khi dùng.

 

TÁO ĐỎ

Tao-do-loai-thuoc-quy-trong-duong-sinh-tang-cuong-suc-khoe

Tính vị quy tinh:

  • Tính ôn, vị ngọt, quy về kinh tỳ, kinh dạ dày.

Vài nét về táo đỏ:

  • Táo đỏ có màu đỏ, thịt dày, quả tròn, hát bé hoặc không hạt, vị ngọt là tốt.
  • Khi bào chế đun sấy thỉ bổ táo ra cho các thành phần thấm ra.
  • Trong táo đỏ có nhiều protein, vitamin C là những thành phần quý cho sức khỏe.

Công hiệu chữa trị:

  • Bổ khí khỏe tỳ, dưỡng huyết an thần, điều hòa dược tính.
  • Dùng chữa trị trung khí không đủ, tỳ vị hư nhược gây nên tình trạng cơ thể mỏi mệt, thiếu lực, ăn ít.
  • Dùng chữa trị các chứng bệnh mặt mày vàng vọt, chóng mặt hoa mắt, kinh nguyệt phụ nữ ít, nhạt màu do máu hư dẫn đến.
  • Dùng chữa trị chứng tinh thần hoảng hốt, ngủ không ngon giấc, thần khí thất thường do tim gan bị hư gây nên.

Điều chú ý:

Táo đỏ dùng hỗ trợ thấp, trệ khí, sinh đờm đặc nhiệt, người thực nhiệt, nóng trong… Không thích hợp sử dụng.

 

  • Tìm kiếm dược liệu quý trong đông y tại đây

  • Tìm kiếm thông tin y tế, thông tin bệnh lý tại đây