Thuốc bắc trong dưỡng sinh tăng cường sức khỏe là các phương pháp điều trị bệnh hiện thời, ngoài tây y, chữa mẹo dân gian còn có điều trị bằng y học cổ truyền (Đông y). Các bài thuốc này giúp đem lại hiệu quả toàn diện và thường lành tính, không có tác dụng phụ. Các vị thuốc bắc có những công dụng riêng nhất định. Tuy nhiên khi kết hợp với nhau theo liều lượng phù hợp, có thể giúp tăng cường dược tính tối đa.

ĐƯƠNG QUY

duong-quy-thuoc-bac-trong-duong-sinh-tang-cuong-suc-khoe

Tính vị quy tinh:

  • Tính ôn
  • Vị ngọt
  • Cay
  • Quy về kinh gan, tim, tỳ

Vài nét về đương quy:

  • Phần dùng làm thuốc của đương quy:
      • củ, rễ.
      • Thường được thu hoạch vào mùa thu
      • Sau khi thu hoạch đương quy thì người ta cắt bỏ râu rễ, chưng cách thủy rồi sấy khô.
  • Thân củ rễ đương quy được thái nhát. Phần thân củ đương quy có tác dụng bổ huyết tốt hơn phần đuôi củ, nhưng giá trị hoạt huyết của đuôi củ đương quy tốt hơn so với phần thân củ
      • Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh trị đau, nhuận tràng thông tiện.
      • Dùng chữa trị chứng mặt mày vàng vọt, chóng mặt hoa mắt, tim hoảng mất ngủ do thiếu máu gây nên.
      • Dùng chữa trị kinh nguyệt phụ nữ không đều, đau bụng kinh, tắc kinh… Do máu hoặc máu hư, máu ứ gây nên.
      • Dùng chữa trị chứng máu hư táo bón.

Điều chú ý:

  • Người mắc chứng đi lỏng, ỉa chảy, phụ nữ băng huyết cần cẩn thận khi sử dụng đương quy.
  • Cơ thể háo nhiệt, cảm mạo sốt cao không nên sử dụng đương quy.

 

HÀ THỦ Ô

ha-thu-o-loai-thuoc-bac-trong-duong-sinh-tang-cuong-suc-khoe

Tính vị quy tinh:

  • Hà thủ ô tươi mang tính bình, vị ngọt, đắng, quy về kinh tim, gan, kinh đại tràng.
  • Tính hà thủ ô bào chế hơi ôn, vị ngọt, đắng, quy về kinh gan, kinh thận.

Vài nét về hà thủ ô:

  • Phần dùng làm thuốc của hà thủ ô là: phần củ
  • Đào lấy củ vào dịp mùa thu, thái nhát dày, sấy phơi khô, hoặc là đun đậu đen trộn với hà thủ ô, rồi chưng sao cho trong ngoài nổi màu vàng nâu, phơi khô.

Công hiệu chữa trị:

  • Hà thủ ô tươi giải độc tiêu tan u nhọt, nhuận tràng thông tiện. Hà thủ ô bào chế ích tinh huyết, bổ gan bổ thận, làm đen tóc.
  • Hà thủ ô dùng chữa trị chứng đau đầu hoa mắt, mất ngủ hay quên, mệt mỏi thiếu lực do máu hư gây nên.
  • Dùng chữa trị các chứng bệnh tai ù, râu tóc bạc trắng, lưng mỏi di tinh… Do gan thận tinh huyết hư gây nên.
  • Dùng chữa trị huyết hư táo bón.
  • Dùng chữa trị da dẻ ngứa ngáy, mụn nhọn ( bề mặt da nổi mụn nhọt )…

Điều chú ý:

  • Uống hà thủ ô tươi quá lượng chỉ định sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn ọe, đau bụng, ỉa chảy… Người bị chứng nặng sẽ có triệu chứng co giật nôn nao bất an, thậm chí gây biểu hiện hệ thống hô hấp tê liệt.
  • Đồng thời với uống hà thủ ô phải chú ý không được ăn thịt lợn, thịt dê, thịt cừu, không được uống viên sắt, ăn củ cải, hành, ớt nhằm tránh kỵ nhau.
  • Người bị ỉa chảy hoặc đau bụng không nên uống hà thủ ô.
  • Khi sắc đun hà thủ ô không được dùng nồi sắt.

 

A GIAO

A-giao-loai-thuoc-bac-trong-duong-sinh-tang-cuong-suc-khoe

Tính vị quy tinh:

  • Tính bình, vị ngọt, quy về kinh phổi, kinh gan, kinh thận.

Vài nét về a giao:

  • Nguyên liệu bào chế a giao là: da lừa loại động vật thuộc họ ngựa. Trong quá trình bào chế a giao, cạo bỏ lông, đun chín cho thành thứ keo đặc như người ta nấu cao.
  • Khi uống a giao không được đun nấu lại mà dùng nước sôi pha lẫn a giao với thuốc bắc hoặc pha vào rượu vàng cho tan để uống.
  • Nghiên cứu mới đây cho biết trong a giao có các thành phần:
    • Protein
    • Axit amin ngọt
    • Axit amin tinh
    • Các nguyên tố vi lượng như sắt, magie, đồng, kẽm, canxi…

Công hiệu chữa trị:

  • Bổ máu, cầm máu, ấm âm nhuận táo, an thai.
  • Dùng chữa trị các chứng bệnh hoa mắt, chóng mặt, mặt mày vàng vọt, tim hoảng.
  • Dùng chữa trị các chứng thổ huyết, đi ngoài ra máu, ho ra máu, băng huyết, mang thai, đái ra máu và nhiều chứng bệnh khác.
  • Dùng chữa trị các bệnh ho khan không đờm, hoặc đờm ít đặc.
  • Dùng chữa trị các chứng động thai, thai không yên, đoán có biểu hiện đẻ nô, sảy thai, sảy thai mãn tính.

Điều chú ý:

Sản phẩm này béo ngậy, nên người có triệu chứng tiêu hóa kém, đại tiện lỏng cẩn thận khi dùng.

 

LONG NHÃN

long-nhan-loai-thuoc-bac-trong-duong-sinh-tang-cuong-suc-khoe

 

Tính vị quy tinh:

  • Tính ôn, vị ngọt, quy về kinh tỳ.

Vài nét về long nhãn:

  • Cuối hạ đầu thu người ta thu hoạch nhãn, phơi khô hoặc sấy cho khô cả quả rồi bóc bỏ vỏ bỏ hạt, phơi sấy tiếp cho thật khô không còn dính thì thành mu long nhãn.
  • Nghiên cứu mới đây cho biết thịt long nhãn có những thành phần dinh dưỡng quý giá như:
    • Đường gluco
    • Protein
    • Dầu
    • Purine C5H4N4
    • Vitamin B1
    • Vitamin B2
    • Vitamin C
    • Canxi
    • Sắt
    • Phốt pho

Công hiệu chữa trị:

  • Bổ ích tim tỳ, dưỡng huyết an thần.
  • Dùng chữa trị tim tỳ đều hư, tim hoảng do khí huyết không đủ gây nên và chữa trị các triệu chứng khác như mất ngủ, hay quên, thiếu lực…
  • Dùng chữa trị các triệu chứng bệnh lâu ngày gây hư nhược, già yếu khí huyết không đủ.

Điều chú ý:

  • Long nhãn tuy giàu dinh dinh dưỡng nhưng phụ nữ mang thai không nên dùng. Phụ nữ sau khi mang thai, hầu hết âm huyết hư, nhiệt trong, sau khi ăn long nhãn vào dễ làm cho thai nóng, không những không bảo vệ tốt thai mà còn dễ gây triệu chứng sẩy thai, đẻ non.
  • Người mắc chứng tâm hư hỏa vượng, phong nhiệt cảm mạo, tiêu hóa không tốt, đầy hơi, đờm nhiều không nên ăn long nhãn.

 

  • Tìm kiếm dược liệu quý trong đông y tại đây

  • Tìm kiếm thông tin y tế, thông tin bệnh lý tại đây