HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

1. Khái niệm cơ bản của ngũ hành

  • Ngũ hành là chỉ năm loại vật chất: mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ.
  • Khái niệm ngũ hành trong YHCT không phải biểu thị cho 5 loại hình thái vật chất đặc thù, mà là đại biểu cho 5 loại thuộc tính công năng, lấy quan điểm cấu tạo hệ thống để quan sát cơ thể con người, miêu tả đơn giản quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận trong cơ thể.

2. Nội dung cơ bản của học thuyết ngũ hành

  • Phân loại thuộc tính sự vật
    • Đặc tính của ngũ hành:
      • Mộc: là hình thái sinh trưởng của cây (gỗ), đặc tính hướng lên trên, hướng ra ngoài. Sự vật có tính chất – tác dụng sinh trưởng, thăng phát, thông thoát đều thuộc mộc.
      • Hoả: là sức nóng của lửa, đặc tính đưa lên trên. Sự vật có tác dụng bốc lên trên, ôn nhiệt đều thuộc hoả
      • Thổ: là đất. Sự vật có tác dụng hoá sinh, truyền tải, thu nạp đều thuộc thổ.
      • Kim: là kim loại. Sự vật có tác dụng thanh khiết, đưa xuống dưới, thu liễm đều thuộc kim.
      • Thuỷ: là nước, đặc tính tư nhuận, hướng xuống dưới. Sự vật có tính hàn lương, tư nhuận, hướng xuống dưới vận hành đều thuộc thuỷ.
    • Quy loại thuộc tính trong ngũ hành:

  • Quy luật của ngũ hành
    • Quy luật sinh – khắc

      Là quy luật bình thường trong sự vận động biến hoá của sự vật, ở cơ thể con người là các hiện tượng sinh lý.

    • Mỗi một hành đều có quan hệ mẹ – con: mộc sinh hoả thì mộc là mẹ, hoả là con. Cho nên quan hệ tương sinh còn gọi là quan hệ phụ – tử.

    • Quy luật vũ – thừa.

Khi quan hệ sinh khắc bị phá vỡ thì sẽ xuất hiện quy luật vũ thừa.

      • Quy luật tương thừa: tức là tương khắc quá mạnh, vượt khỏi sự khắc chế bình thường.

        • Quy luật tương thừa có hai tình huống:
          • Mộc nhân lúc thổ hư mà khắc (vượt khỏi  quan hệ chế ước bình thường) làm  mất đi trạng thái cân bằng vốn có làm cho thổ càng hư nhược.
          • Mộc quá mạnh làm mất trạng thái chế ước bình thường vốn có, sinh ra hiện tượng mộc cang thịnh thừa thổ.

    • Quy luật tương vũ: là hiện tượng 1 hành nào đó quá mạnh làm cho hành vốn khắc nó không thể khắc chế được mà ngược lại bị nó quay lại khắc chế, gọi là phản khắc.

      • Quy luật tương vũ có hai hiện tượng:
        • Khi mộc quá suy yếu không thể khắc thổ nên thổ nhân khi mộc hư mà phản vũ lại.
        •  

          Khi mộc quá mạnh, kim không khắc chế mộc, bị mộc khắc chế lại.